Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Tác dụng của bơi lội với thoái hóa


Thoái hóa cột sống là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở tuổi trung niên và người già. Thoái hóa do các nguyên nhân bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống. Những đợt đau thường xuất hiện đột ngột với những đợt nhất định do thay đổi thời tiết, khí hậu hoặc lao động căng thẳng, lao động ở tư thế ngồi hay đứng nhiều.


Bơi lội chữa thoái hóa cột sống

Bơi lội được xem như một môn thể thao chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả nhất bởi trong môi trường nước, lực hấp dẫn (trọng lực) của cơ thể giảm. Khi bơi hầu như các khớp ở chân, tay và cột sống không chịu tác động của trọng lượng cơ thể. 

Chức năng của hệ thống tim mạch và hô hấp được củng cố, phát triển sức bền chung mà không ảnh hưởng đến các khớp. 


Trong quá trình bơi, các nhóm cơ lưng ngày càng trở nên chắc khỏe, các khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, có thể kìm chế và giảm quá trình lão hóa ở các khớp, giảm tần suất tái phát của bệnh.

Khi bơi do lực cản và tính chất dẫn nhiệt của nước lớn, nên tiêu hao nhiều năng lượng vì vậy giảm được mỡ hay trọng lượng thừa của cơ thể, giúp giảm gánh nặng lên các cơ và khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống thắt lưng. 

Để bơi đạt hiệu quả chữa bệnh và củng cố sức khỏe với những người tập bơi cần tập 3 buổi trong một tuần (cách ngày), nâng dần thời gian tập để mỗi buổi có thể kéo dài 25-30 phút. 

Trước khi bơi, bạn nên thực hiện khởi động kỹ  các khớp, thực hiện các động tác làm cơ mềm dẻo, nhưng không lên gân để tránh nguy cơ bị chuột rút trong khi bơi. 

Tập luyện cần phải thường xuyên, liên tục. Với những người từng bơi thời gian kéo dài hơn tối thiểu 30 phút/ 1 lần. Với tốc độ bơi khoảng 5 km/h, tần số mạch đạt 125-130 nhịp/phút. Nếu sức khỏe không phù hợp hoặc mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp, phổi thì không nên áp dụng phương pháp này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét